Theo Bộ Lao động Mỹ, đây là số lượng đăng ký thất nghiệp lần đầu cao nhất trong lịch sử Mỹ, kể từ khi bộ này bắt đầu thống kế số liệu nêu trên vào năm 1967. Kỷ lục trước đây là 695.000, được ghi nhận trong tuần lễ kết thúc vào ngày 2-10-1982.
Con số cao kỷ lục này phản ánh nền kinh tế bị đóng băng chỉ sau một đêm. Lệnh phong tỏa của chính phủ không chỉ tạm thời đóng cửa các doanh nghiệp mà còn khiến hàng triệu người Mỹ mất việc, trong số đó có nhiều người làm việc theo giờ và phải sống dựa vào tiền lương hàng tháng.
Trong khi đó, thị trường chứng khoán tụt dốc không phanh, buộc Quốc hội Mỹ phải thông qua gói kích thích kinh tế lớn nhất từ trước đến này và được Tổng thống Donald Trump ký thành luật hôm 27-3. Câu hỏi đặt ra là liệu gói cứu trợ trị giá 2.200 tỉ USD này có đủ và kịp thời để cầm cự không.
Điều rõ ràng hiện nay là đại dịch Covid-19 đang ảnh hưởng đến hàng chục ngàn người Mỹ và vẫn tiếp tục lây lan. Đi kèm với nó là tác động kinh tế tiêu cực đến cuộc sống của hàng triệu người.
GIống như quốc hội, Nhà Trắng cũng nhìn thấy cơn “sóng thần kinh tế” sắp ập đến. Thực tế chính trị mà ông Trump phải đối mặt là sẽ có những hậu quả nghiêm trọng đối với cơ hội đắc cử tổng thống nếu số người tử vong vì Covid-19 ở Mỹ tiếp tục tăng và nếu Mỹ rơi vào tình trạng suy thoái sâu sắc.
Tổng thống Donald Trump hiểu rằng suy thoái kinh tế không có lợi cho cuộc bầu cử. Ảnh: AP
Một quốc gia hỗn loạn về kinh tế vào thời gian đầu của năm bầu cử sẽ là mối đe dọa nghiêm trọng tới hy vọng đắc cử của tổng thống. Hiện tại, tỉ lệ ủng hộ của ông Trump tăng khá ít, cho thấy khả năng xảy ra “Hiệu ứng tập hợp dưới lãnh đạo”, một khái niệm chỉ sự gia tăng ủng hộ của dân chúng với tổng thống Mỹ trong giai đoạn khó khăn để vượt qua mối đe dọa bên ngoài.
Tuyên bố của tổng thống sẽ tạo ra một cuộc xung đột tiềm tàng trong những ngày tới khi nhiều thống đốc – những người có quyền hành tối cao ở bang của họ và có cả thành viên đảng Cộng hòa lẫn Dân chủ – phải đối mặt với quyết định phong tỏa hay không.
Cũng có khả năng một số thống đốc thân với ông Trump sẽ đứng về phía ông, tạo ra sự chia rẽ sâu sắc ở Mỹ giữa những bang muốn kéo dài lệnh phong tỏa và những bang muốn nới lỏng giới hạn.
Ông Trump cũng đả kích một đối thủ quen thuộc là truyền thông. Trong một bài đăng trên Twitter tối 25-3, ông chỉ trích “các phương tiện truyền thông lỗi thời” vì khuyến khích doanh nghiệp tiếp tục đóng cửa. Ông cho rằng đây là âm mưu làm suy yếu hi vọng tái tranh cử của mình. “Người dân thật sự muốn trở lại làm việc càng sớm càng tốt” – tổng thống Mỹ viết.
Đây là dấu hiệu cho thấy ông Trump rất để tâm đến cuộc tổng tuyển cử sắp tới. Các đối thủ chính trị của ông đã bắt đầu các chiến dịch tấn công vì cảm nhận được điểm yếu của tổng thống trong việc xử lý sự bùng phát dịch.
Cụ thể, nhóm dân chủ Priorities USA Actions đã phát sóng một đoạn quảng cáo gồm những clip ghi âm các phát ngôn bác bỏ mối đe dọa của dịch Covid-19 của ông Trump trước đó.
3,3 triệu người Mỹ thất nghiệp có thể trở thành một thế lực đầy ẩn số trong chính trị. Nếu số người thất nghiệp này chỉ là con sóng đầu tiên thì gói kích thích 2.200 tỉ USD có thể không đủ để cứu vãn tình thế.