Thông tin trên do đài RT dẫn từ Hạm đội Thái Bình Dương của Nga ngày 4-7 cho biết.
Máy bay mất tích trên vùng biển của vịnh Avacha trên bờ biển phía Đông Nam bán đảo Kamchatka.
Quân đội Nga cho biết: “Chiếc máy bay không mang theo đạn dược”.
Quân đội đã cử các đội tìm kiếm và cứu hộ đến khu vực máy bay gặp nạn để tìm kiếm phi hành đoàn cũng như các mảnh vỡ của máy bay.
Theo hãng tin AP, các chi tiết khác liên quan đến vụ tai nạn cũng như nguyên nhân chưa được tiết lộ.
Tiêm kích MiG-31. Ảnh: TASS
Cách nay không lâu, hồi tháng 4, một tiêm kích MiG-31 rơi khi đang thực hiện chuyến bay huấn luyện tại khu vực hẻo lánh, cách thị trấn Monchegorsk ở vùng Murmansk khoảng 10 km. Hai phi công đều thoát ra ngoài và không gặp nguy hiểm tính mạng.
Hãng thông tấn TASS dẫn nguồn tin thuộc cơ quan an ninh Nga cho biết một động cơ tiêm kích bốc cháy khi đang bay. Theo thông tin ban đầu, tiêm kích đã rơi xuống hồ.
Theo đài RT, sự việc tương tự từng xảy ra tại vùng Belgorod của Nga, giáp biên giới với Ukraine vào cuối tháng 2 khi một chiếc Su-25 của Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga rơi do trục trặc kỹ thuật.
Chiếc máy bay rơi xuống khu vực không có người ở nên không gây thương vong hoặc hư hại cơ sở hạ tầng trên mặt đất. Tuy nhiên, trong trường hợp này, phi công đã thiệt mạng.
MiG-31 là máy bay chiến đấu đánh chặn siêu âm có hai chỗ ngồi, khả năng hoạt động linh hoạt trong nhiều điều kiện thời tiết.
Máy bay được trang bị pháo 6 nòng 23 mm, được điều chỉnh để có thể trang bị các loại tên lửa không đối không và không đối đất, cũng như tên lửa đạn đạo siêu thanh.
Đây là máy bay chiến đấu đầu tiên trên thế giới được trang bị radar quét mạng pha điện tử bị động mà phiên bản nâng cấp có khả năng theo dõi đồng thời 24 mục tiêu, điều khiển tên lửa tấn công 6 mục tiêu cùng lúc.
MiG-31 bắt đầu được sản xuất từ năm 1981 tại nhà máy hàng không Sokol ở Gorky và được biên chế trong Không quân Liên Xô từ những năm 80.